Trung tâm Du ịch Buôn Đôn Add: Buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk Tel: 84 – 02623 783020/783082 Fax: 84 – 02623 783019 Email: dulichcautreobuondon@gmail.com Website: www.dulichcautreobuondon.com.vn . Thư ngỏ Lời đầu tiên, Tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Du lịch Buôn Đôn chân thành gửi tới quý khách hàng ,quý đối tác lời chào chân trọng, lời chúc sức khỏe, chúc cho quý đơn vị thành công trong mọi vĩnh lực. Trung tâm Du lịch Buôn Đôn là khu Du lịch Sinh thái Văn hóa, nằm trong Buôn Trí A, xã Krông Na, Buôn Đôn, Đăk Lăk. Trung tâm Du lịch Buôn Đôn là điểm đến thân thiện là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến Cao nguyên Đăk Lăk. Trong những tháng giữa năm 2019 có rất nhiều những ngày lễ lớn, đây là dịp để quý khách được nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng, là dịp để quý khách có những trải nghiệm thú vị, khám phá nhiều nét văn hóa đặc sắc vùng miền nơi quý khách đặt chân đến. Mùa hè, là mùa để du khách tạm gác công việc sau những tháng đầu năm bận rộn cũng là mùa chào đón các em học sinh cả nước được nghỉ ngơi cùng gia đình lựa chọn điểm dừng chân thư giãn trước khi bước vào năm học mới. Cũng là thời điểm cao điểm chào đón phục vụ du khách của ngành du lịch trong cả nước. khoảng thời gian này từ tháng 6 đến hết tháng 8 dương lịch, vào những những ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, Trung tâm Du lịch Buôn Đôn tổ chức thêm hoạt động: Ca – Múa - Nhạc – Độc tấu các nhạc cụ đặc sắc của Tây nguyên - Biễu diễn cồng chiêng tại đảo Ây Nô. Trung tâm Du lịch Buôn Đôn xin trân trọng thông báo tới Quý khách, Quý đối tác, các công ty lữ hành rất mong nhận được sự ủng hộ để chúng tôi chào đón và phục vụ quý khách, đơn vị đối tác, các đơn vị lữ hành ngày càng tốt hơn. Trân trọng thông báo đến quý khách hàng, công ty, đơn vị đối tác du lịch . Hân hạnh được tiếp đón và phục vụ du khách trong thời gian tới! Trân trọng được đón tiếp và phục vụ!
GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TỔNG QUAN SƠ BỘ TRUNG TÂM DU LỊCH BUÔN ĐÔN Buôn Đôn tách ra từ huyện Ea Súp và một phần từ thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 17 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước đây, vốn một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột, nơi có vị trí trung tâm của toàn Tây Nguyên.
LỄ BỎ MẢ Dân tộc: Giarai, Bana, Êđê… Khác với người Kinh vốn rất coi trọng việc giữ gìn chăm sóc phần mộ của người quá cố ,tổ chức thăm viếng mồ mả ông bà ,tổ tiên người thân …vào những ngày Tết ,ngày lễ ,ngày giỗ và tiến hành tảo mộ hằng năm ,phần lớn các dân tộc ở Tây Nguyên có cách đối xử với người chết gần giống theo quan niệm ngược lại .Người Gia rai,Bana,Êđê…không có phong tục thờ tổ tiên ,không có kỵ giỗ người thân qua đời hằng năm .Họ cho rằng người ta chết là do những ác thần gây ra .Của cải chia cho người chết được đem đặt ngay ở nơi nhà mồ ngòai rừng .Thương tiếc người đã chết ,họ chỉ giữ gìn và quan tâm mồ mả một thời gian nhất định,để rồi sau đó sẽ tiễn họ ra đi vĩnh hằng bằng một lễ bỏ mả .Đây là lễ cuối cùng tiễn đưa người chết về hẳ thế giới khác ,lễ lớn nhất trong tang lễ .Từ sau lễ này ,mọi ràng buộc ,mọi liên hệ giữa ngừoi sống và ngừơi chết coi như chấ dứt .Người chết trở thành “ma “ thuộc về cõi âm ,một thế giới khác .Về tục lệ cũng như về tình cảm ,người sống không còn trách nhiệm ,ràng buộc gì với người chết . Người vợ góa (hay chồng góa)có quyền đi bước nữa. Nhìn chung lễ bỏ mả của một số tộc người ở Tây Nguyên về cơ bản giống nhau ,vì đều xuất phát từ một quan niệm về người chết và người sống.Nhưng lễ bỏ mả của người Gia rai với tên gọi là lễ Pơthi hoặc Hua lui được tổ chức trọng thể và độc đáo hơn cả .Lễ được tiến hành sau một thời gian qua đời (độ vài năm)hoặc có khi thêm một thời gian tương ứng với lễ mãn tang ,nhằm để cho tình cảm nguôi ngoai ,mặt khác cũng là để gia chủ có điều kiện tích lũy ,chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất như gạo nếp ,trâu ,bò…cho cuộc lễ .Tuy là việc của một vài nhà ,một vài gia đình ,nhưng theo tập tục lâu đời của người Gia rai thì đó là việc của cả cộng đồng các plơi,có số người tham gia đông nhất với quy mô lớn nhất so với các lễ khác .Thông thường ,lễ pơthi được tổ chức sau mùa thu họach ,nhằm lúc trăng sáng ,tương ứng với các tháng đầu năm âm lịch .Đây là lúc nông nhàn ,lại vào dịp xuân ,khí trời ấm áp ,hoa cỏ đua nhau khoe sắc ,đường rừng khô ráo thuận tiện cho việc đi lại cũng như việc tổ chúc hội hè ,vui chơi .Lễ hội trước đây kéo dài trong 5 ngày ,thường thì 3 ngày 2 đêm ,tối thiểu cũng phải 2 ngày . Khi gia chủ ngừơi quá cố đã chuẩn bị đày đủ lễ vật ,kể cả một số đồ dùng gia đình ,công cụ sản xuất để “chia phần cho người chết”,thì báo cho dân trong lòng biết và yêu cầu bà con giúp đỡ .Vài ngày trước lễ bỏ mả ,không khí trong plơi rộn rã hẳn lên .Một ngừơi thân hay già làng đứng ra làm lễ khấn báo cho người chết về tham dự lần chia tay vĩnh viễn này .Sau đó những thanh niên trai tráng trong làng vác dao vào rừng lấy tre ,gỗ làm nhà chòi ,dựng bàn tế ,sửa sang nhà mồ .Những người đàn ông khéo tay thì trang trí ,đan hoa văn ,vẽ,tạc tượng mồ gồm hình người ,voi ,hươu ,nai,,,Đây là những tác phẩm nghệ thuât dận gian độc đáo kết hợp kiến trúc với điêu khắc trang trí .Chung quanh mộ được rào bằng những khúc cây rừng đặt sát vào nhau .Đàn tế (pơnang)được đặt ngay ở trước nhà mồ . Những cô gái đi lấy củi ,lá ,chặt lồ ông ,chuẩn bị thức ăn .Người già trung niên thì lo dựng lều chung quanh nhà mồ để che nắng ,che sương ,làm chỗ nghỉ đêm cho nhiều người . Một số người khác đến đào hố ,chôn cột nêu sát nhà mồ ở phía mặt trời lặn. Khỏang xế chiều ,người ta đưa trâu (dự kiến giét thịt)đến cột vào cây nêu ,giết heo ,vác những ché rượu đặt ở phía mặt trời mọc của nhà mồ thành một dãy. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi thì những thanh niên trong làng mở màn buổi lễ bằng bằng việc đem chiêng ,trống ,thanh la ra nơi mộ,đánh liên tục để gọi hồn người chết hãy thức tỉnh về dự cuộc chia ly lần cuối với bà con thân thuộc .Trong khi đó ,chủ nhà tiến đến ché rượu gốc ,bày thịt heo,thịt gà rồi khấn gọi hồn ma .Sau đó lần lượt gia đình có người được làm lễ bỏ mả đến khấn .Các chàng trai mặc những tấm khố có tua cườm ,lưng thắt dây bạc,đầu cắm lông chim ,đánh cồng chiêng ,trống lớn với giai điệu buồn ,những cô gái áo váy sặc sỡ ,vừa đi vừa làm động tác xát vòng chung quanh nhà mồ . Mỗi lần tiếng trống lớn vang lên ,thì tiếng chiêng cái điểm từng tiếng trầm hùng ,những tiếng chiêng con khua lên vang dậy ,hòa thành một bản nhạc rừng trầm bổng ,du dương trong không khí mùa xuân đầy nhựa sống . Nơi nghĩa địa hằng ngày vốn hoang vắng ,âm u ,thỉnh thỏang mới có tiếng chim hót ,tiếng sột soạt của con chồn,con sóc chạy nhảy ,nay bỗng dưng trở nên nhôn nhịp ,tưng bừng với tiếng chiêng,tiếng chân người rậm rịch xen lẫn tiếng nói cười .Đêm đến ,ánh đuốc bập bùng từ các nẻo đường nối đuôi nhau ẩn hiện qua cây lá đi về nhiều ngả Dân các plơi lân cận nhân dịp này cũng theo đến góp phần bằng những ché rượu cần và một số lễ vật .Mọi người đều mặc áo đẹp ,chủ yếu là màu đỏ và đen.Các cô gái đem theo kiềng bạc ở cổ.Những dàn chiêng cổ thi nhau đánh những bài hay nhất . Sáng ngày thứ 2 ,các gia đình chủ lễ bỏ mả cử người giết trâu bò ,làm thịt gà …bên canh những bếp lửa được nhóm lên trên khu đất bằng gần bên mộ với những chảo lớn đầy thức ăn ăn sôi sục là nhũng ché rượu cần đầy ắp . Sau khi già làng và những người có uy quyền ,các thầy cúng hút những ngụm rượu cần đầu tiên ,lớp thanh niên bắt đầu vào cuộc .Những xâu thịt nướng ,thịt trâu thui ,lòng luộc ,trứng ,ống xôi nướng …bày la liệt trên những tấm lá dong ,lá chuối hay trong bát đĩa đặt quanh các ché rượu cần .Người nào việc nấy ,ai lo phục vụ thì chăm chỉ mà làm ,ai đánh chiêng ,đánh trống cứ đánh ,ai múa cứ múa ,ai ăn uống cứ mặc sức thỏa lòng .Vừa ăn,vừa uống rượu ,vừa nhảy ,vừa múa hát ,mọi người vui chơi thỏa thích.Đây cũng là dịp trai gái gần gũi ,vui chơi và tìm hiểu nhau .Các cụ già vừa thưởng thức những giọng hát ,điệu múa ,vừa chậm rãi nhai những miếng thịt nướng ,uống rượu cần ,vừa nói chuyện râm ran.Ăn uống xong ,các gia đình chuẩn bị khấn vái với những ché rượu riêng của mình.Các plơi đến dự lễ tổ chức thành từng cụm ,mời các gia chủ uống rượu nếp và biếu phần thịt của họ ,gói từng gói nhỏ .Trong khi đó thì dân các làng ,gì cũng như trẻ ,ra múa chung quanh nhà mồ theo nhịp chiêng ,cùng ăn uống ,cộng cảm. Xế chiều ,người ta đưa những người góa ra suối tắm ,mặc trang phục đẹp ,đúng tục lệ ,rồi đua về nhập vào cuộc ,cùng nhảy múa vui chơi .Họ là những người được hòan tòan được giải phóng từ giờ phút này .Tối đến họ cùng nhau kéo về nhà . Từ ngày thứ 3 trở đi cho đến ngày cuối ,việc ăn uống ,vui chơi chủ yếu tổ chức trong từng gia đình .Sau cùng là việc đãi những thanh niên ,những người phục vụ khách trong suốt những ngày lễ hội. Lễ bỏ mả là dịp sinh hoạt động vui mang tính hội hè ở nơi rừng núi .Đối với những người thân của kẻ quá cố ,lễ bỏ mả đánh dấu “một cuộc chia tay vui vẻ “tròn phận sự .Điều đó được thể hiện khá rõ trong đời sống của thân chủ :”Thôi từ nay sẽ không còn ai mang cơm ,mang nước ,chăm sóc nữa .Nếu hồn muốn ăn cơm,thì hãy hỏi xin các vì sao ,nếu muốn ăn thịt gà thì hỏi thần mặt trăng,nếu ăn cá xin hỏi thần cai quản ở trên trời .Một vị thần khác sẽ đến trông nom .Thôi từ nay thế là hết .Như lá mnang đã lìa cành ,như lá mtư đã tàn úa …” Hiện nay,các dân tộc Giarai,Bahnar,Êđê vẫn còn duy trì lễ bỏ mả với tính cộng đồng cao ,tổ chức ăn uống vui chơi cộng cảm trên tinh thần bình đẳng giữa các thành viên trong plơi ,đồng thời cũng thể hiện rõ những nét đặc thù về tín ngưỡng ,cách tổ chức hệ thống lễ thức .Lễ bỏ mả giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong đòi sống tinh thần của họ.
Lễ Cúng Bến Nước Của Đồng Bào Êđê (Đắk Lắk) Hình ảnh cúng bến nước. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nên phong tục này đã được bảo tồn và tổ chức hàng năm nhằm đáp ứng lòng tin của đồng bào dân tộc và thể hiện chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Buổi Lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng Êđê. Sau hồi chiêng ngân dài như đưa ta vào thế giới tâm linh sâu thẳm và trang nghiêm, Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ con cháu trong buôn làng. Khi lễ cúng cho ông bà tổ tiên kết thúc, một hồi chiêng nữa ngân lên và đó cũng là khi thầy cúng bắt đầu làm lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Kết thúc lễ cúng Yàng, những hồi chuông dài tiếp tục ngân vang, những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu buôn. Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng đọc lời khấn cầu mong Thần nước mang nước, nguồn sức sống quan trọng nhất đến cho buôn làng. Sau lễ cúng những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên – một di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia
Cách săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Voi Bản Đôn Ảnh: N.Đ Ông tổ của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Bản Đôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm vang hào hùng của các cuộc săn bắt voi từ xa xưa. Người dân ở đây kể lại rằng: Khunjunop tên thật là N’Thu Knul, là một người dân tộc Mnông, sinh năm 1828 và mất năm 1938. Lúc sinh thời ông là một người tù trưởng rất nổi tiếng, đầy quyền lực, được nhân dân trong vùng kính phục và là người có công sáng lập ra Bản Đôn. Trong thời gian này các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra đối với các bộ tộc trong vùng, ông đã thu phục và mua lại tất cả các tù binh và đưa về sinh sống, quần tụ tại Bản Đôn. Do ở đây điều kiện thuận lợi cho việc phòng thủ khi những cuộc chiến xảy ra, vì thế ông N’Thu Knul đưa các cư dân ở tại những ốc đảo, xung quanh có sông, suối bao bọc tạo thành hàng thủ vững chắc và đánh bại các cuộc chiến. Nhận thấy nơi đây nhiều sông, suối, cây cối xanh tốt quanh năm, lại có nhiều đồng cỏ, các loại cây tre nứa là nguồn thức ăn phong phú cho các loài thú nói chung và cho loài voi nói riêng, nên những đàn voi rừng sinh sống quanh những cánh rừng Bản Đôn. Ông N’Thu Knul nảy sinh ra ý tưởng săn bắt và thuần dưỡng những con vật to lớn đó và ông đã thành công. Thời gian đầu ông chỉ đứng ra tổ chức săn bắt và thuần dưỡng voi để làm phương tiện giao thông trao đổi hàng hóa trong khu vực, về sau thấy voi rất có giá trị về kinh tế, đặc biệt là ngà voi, từ đó các lái buôn người Lào, Thái, Cam Pu Chia, cùng đến Bản Đôn mua bán, trao đổi hàng thổ sản và ngà voi nên ông N’Thu Knul đã phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng với qui mô lớn và tiếng tăm còn vang xa đến ngày này. AmaKông cháu ngoại Khunjunop Ảnh: Tam Thái Năm 1861, N’Thu Knul săn bắt được một con voi trắng gọi là bạch tượng, rất quí và hiếm (lông voi , da voi màu trắng, ngà voi màu hồng đỏ) khác với voi thường (có lông và da màu xám đen, ngà màu trắng), ông đã mang tặng cho vua Xiêm (vua Thái Lan), đáp là công lao này vua Xiêm đã ban tặng cho ông rất nhiều vàng, bạc , của cải, và đặc biệt phong tặng cho ông biệt danh Khunjunop có nghĩa là “vua săn voi” hay là người hòa bình, và từ đó về sau mọi người gọi ông là Khunjunop. Năm 1938 ông qua đời hiện nay lăng mộ ông nằm tại khu nghĩa trang của Bản Đôn, một minh chứng hùng hồn của ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Cách săn bắt và thuần dưỡng voi Để tổ chức cho một chuyến đi săn voi rừng, người dân thường triệu tập một đàn voi số lượng từ 10 đến 15 con voi nhà, có sức khỏe rất là tốt vào độ tuổi sung mãn nhất. Trước khi xuất quân vào rừng săn bắt các Gru (thợ săn chính) sẽ cúng sức khỏe cho voi và các người thợ săn tham gia săn bắt (Rmăc), dụng cụ săn bắt và lượng thực cho chuyến đi săn dài ngày cũng được chuẩn bị chu đáo. Sau một thời gian đi trinh sát cẩn thận của tốp trinh sát, đã xác đinh đàn voi rừng ở vị trí nào, có bao nhiêu voi đực, bao nhiêu voi cái và bao nhiêu voi con, thói quen đi lại của chúng ra sao, lúc này đoàn thợ săn dưới sự chỉ huy của người chỉ huy trưởng, sẽ được chia thành 3 nhóm (nhóm tấn công, nhóm kiềm chế, và nhóm rướt bắt), trên lưng của một voi gồm có 2 người: người ngồi trước là Gru, người đã từng săn bắt được trên 36 con voi, người ngồi sau là Rmăc (thợ phụ). Dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Ảnh: Nguyễn Đức Khi đàn voi nhà áp sát đàn voi rừng, nhóm thứ nhất có nhiệm vụ tấn công vào các con voi đực trong đàn voi rừng, vì các con voi đực là các con bảo vệ cho bầy đàn voi rừng đó, nên nhóm này là những con voi đực to khỏe. Bấy giờ cuộc đánh nhau thật ác liệt, các Gru, Rmác nằm rạp trên lưng voi nhà và nịch bởi những dây thừng, cùng cầm dao, mác tấn công vào các voi rừng, tiếng tù và cùng tiếng voi rống vang lên cả một góc trời, cho đến khi các con voi đực voi rừng bỏ chạy. Ngay lập tức, Nhóm thứ hai là nhóm Kiềm chế sẽ làm nhiệm vụ tách voi mẹ ra khỏi voi con, tiếp tục nhóm thứ ba rướt theo những con voi con có độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi (cao từ 1.2m đến 1,4m) cho đến khi chúng mệt, chạy chậm lại thì lúc này người thợ chính sẽ dùng cây sào có thòng lọng (làm bằng da trâu) đưa vào chân trái đằng sau con voi, lúc này người thợ phụ sẽ nhảy xuống khỏi lưng voi nhanh chóng cột đầu dây còn lại vào một gốc cây, khi con chạy hết cuộn dây có thòng lọng thì thòng lọng được siết chặt vào chân con voi, và cứ thế nó chạy quanh gốc cây thì sợi dây bị thu ngắn lại và họ sẽ bắt được con voi. (Những người thợ săn sẽ bắt những con voi đúng độ tuổi nếu dưới 2 tuổi thì con voi đang bú mẹ, khi bắt đưa về họ không đủ chất dinh dưỡng cho nó thì nó sẽ chết, còn những con voi trên 4 tuổi thì bản chất hoang dã của nó cao họ sẽ khó thuần dưỡng) Khi săn bắt được những con voi rừng, những người thợ săn dùng voi nhà hộ tống con voi đó về, nhưng chưa đưa con voi ấy về buôn làng ngay mà họ sẽ đưa chúng về bãi thuần dưỡng. Bãi thuần dưỡng có hồ nước để voi uống, có bãi cỏ để voi ăn, rất rộng rãi và mát mẻ, thường cách buôn làng ít nhất 5km để bảo đảm tính an toàn cho những người dân trong buôn làng. Khi đưa những con voi rừng về họ dùng rất nhiều công cụ dụng cụ để thuần hóa chúng. Trước tiên họ sẽ dùng một chiếc cùm số 8 tra vào hai chân trước hoặc hai chân sau của con voi, chằm hạn chế bước di chuyển của chúng. Sau đó dùng một chiếc cùm chữ V, trong cùm có rất nhiều gai nhọn và có thể mở ra và khép lại, họ tra cùm chữ V vào cổ con voi, rồi cột một sợi dây xuyên qua cùm chữ V cột trên những cành cây, khi con voi quật qua, quật lại thì cùm đó sẽ mở ra và khép lại những gai nhọn sẽ đâm vào cổ con voi, nó bị đau đớn và không dám quật nữa. Cách thuần dưỡng voi rừng Ảnh: Nguyễn Đức Họ sử dụng cây sào có đính một vật nhọn và rất ngắn ở đầu, khi con voi dùng voi quật họ sẽ dùng chiếc gậy này đâm vào vòi con voi do vật nhọn ngắn nên không làm lủng vòi vòi được, con voi sẽ rất đau nên không dám dùng vòi quật người nữa. Những ngày mới đưa voi rừng về họ chưa cho voi ăn uống gì, bỏ đói nó một thời gian, sau đó họ sẽ cho nó ăn những thức ăn ngon như: mía, chuối, măng non, trong lúc cho ăn họ sẽ vỗ về thân thiện với con voi, họ dùng thủ thuật “vừa đánh, vừa thoa”. Suốt thời gian thuần dưỡng voi, nài voi thường xuyên bên cạnh con voi, dạy cho nó quen ngôn ngữ của họ và làm cho voi phải sợ con người (những con voi nào dễ thuần dưỡng thường thì từ 5 đến 6 tháng, con nào khó thì trên 1 năm). Khi con voi mất đi bản chất hoang dã thì họ sẽ dùng chiếc gậy K’reo (gậy điều khiển) tập cho con voi cách đi đứng, rẽ phải, rẽ trái, nằm xuống, và làm những việc thông thường khác. Khi voi được thuần hóa xong, họ đưa con voi về buôn làng, làm lễ nhập buôn cho voi và đặt cho voi một cái tên như con người vậy. Từ đó cuộc sống của con voi họ xem như những người thân trong gia đình họ và thường xuyên cúng sức khỏe cho voi. Nguyễn Đức
<iframe src="https://www.w3schools.com"></iframe>
KHU VĂN HOÁ NHÀ MỒ BUÔN ĐÔN Khu lăng mộ “vua săn voi – Khun Ju Nốp” Khu nhà mồ nằm trong khu rừng thưa phía Tây - Bắc của Bản Đôn, cách Trung tâm Du lịch Buôn Đôn 2,5km, là nơi qui tụ những nhà mồ của những người săn bắt và thuần dưỡng voi nổi tiếng “GRU”, là những người đã từng săn bắt vài chục con voi trở lên. Khu nhà mồ ở đây chịu sự tác động qua lại của nhiều nền văn hoá đa sắc tộc tại Bản Đôn, nó được thể hiện qua các mô típ kiến trúc mang dáng dấp riêng của từng dân tộc, từ những kiến trúc tượng nhà mồ đặc trưng của người Êđê như: nhà mồ nằm theo hướng Đông -Tây trái ngược với nhà ở của họ thường nằm theo hướng Bắc – Nam, nhà cúng cơm hình thuyền và đặc biệt mô típ Chim công - nồi đồng - cối đá – ngà voi là đặc trưng của khu nhà mồ Bản Đôn; Ngà voi nói lên sự hùng mạnh, nồi đồng cối đá nói lên sự phồn thực no ấm, chim công nói lên sự rực rở cao sang của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, trong những mô típ này ngà voi được đặt ở vị trí trung tâm, tất cả đều toát lên sự hài hoà về ngôn ngữ điêu khắc mộc mạc, chân thực, đương nét, hình khối vừa nhẹ nhàng vừa thoải mái, chắt lọc từ những đặc điểm chính của chim công, chỉ có những người khi sống làm nghề săn voi thì khi chết mới được tạc tượng có mô típ trên. Nếu chỉ có hình tượng ngà voi và nồi đồng là ám chỉ người chết khi sống là con cái trong một gia đình săn bắt và thuần dưỡng KHU LĂNG MỒ VUA SĂN VOI KHUNJUNOP Mộ vua voi Khunjunop - ảnh: Nguyễn Đức Khunjunop tên thật là N’Thu Knul, người khai sinh ra Bản Đôn và sáng lập ra nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông sinh năm 1828 và mất năm 1938 (thọ 110 tuổi). N’Thu Knul đã săn bắt được hơn 400 con voi rừng, trong đó có một con voi trắng gọi là bạch tượng, Ông tặng con bạch tượng này cho vua Xiêm (Thái Lan ngày nay) và được vua này phong là "Khunjunop" (vua săn voi). Từ đó dân Bản Đôn gọi ông là "vua săn voi”. Khi ông chết thông tin được truyền đi khắp vùng và tang lễ được tổ chức rất long trọng với đầy đủ các nghi thức truyền thống kéo dài nhiều ngày với sự tham giacủa nhiều quan chức trong vùng. Khunjunop là người thành đạt về mọi mặt nhưng không măn may về đường con cái (mặc dù ông có 2 người vợ). Vì vậy sau khi ông mất 1 năm, R’Leo Knul (cháu gọi Khunjunop bằng cậu) đã đứng ra làm lễ bỏ mã và xây dựng cho ông lăng mộ. Lăng mộ R’Leo Knul - ảnh: Nguyễn Đức LĂNG MỘ R’LEO KNUL R’Leo Knul sinh năm 1877, ông là người thừa kế lãnh đạo buôn làng khi Khunjunop mất (theo chế độ mẫu hệ). ông là một nhà lãnh đạo xuất sắc, phát huy các thế mạnh của buôn làng và tiếp tục phát triển và duy trì nghề truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, Đặc biệt ông R’Leo Knul cũng đã tặng cho Vua Bảo Đại một con voi bạch tượng và thành lập cho Vua một đội thợ săn rất lành nghề và tinh nhuệ gọi là đội thợ săn “Hoàng gia Bảo Đại”. ông qua đời vào năm 1947 thọ 70 tuổi. Năm 1950 (sau 3 năm khi ông mất) lễ bỏ mã của R’Leo Knul được tiến hành, mộ của ông được chính do Vua Bảo Đại cho người trực tiếp thiết kế và thi công. NGÔI NHÀ SÀN CỔ Do điều kiện lịch sử và văn hóa người Lào ở Buôn Đôn có ảnh hưởng khá quan trọng trong đời sống, văn hóa, tôn giáo ở Buôn Đôn cùng với các dân tộc khác như Êđê, Mnông…. Tạo thành một nền văn hóa đa sắc tộc mà không nơi nào có được. Trong quá trình hội nhập người Lào đã đem nền văn hóa, những kiến trúc cổ điển ở xứ sở “Hoa Chăm Pa” đã tô điểm cho Buôn Đôn thêm sinh động hơn. Hiện nay người Lào ở Buôn Đôn có gần 40 hộ gần 300 nhân khẩu chủ yếu định cư ở các Buôn Trí A. Buôn Trí B, Buôn Yang Lành, Buôn Dzrếch với lối kiến trúc truyền thống của dân tộc chủ yếu là nhà sàn có 2 đến 3 mái nhọn. Ngôi nhà cổ được thiết kế theo kiểu Lào- Thái, được khởi công xây dựng vào ngày 07/10/1883 do một nghệ nhân nghành mộc nổi tiếng người Lào là ông Tha Vi Vông Khăm Sao trực tiếp đảm nhận thiết kế và xây dựng. Ông đã tuyển chọn một đội ngũ thợ lành nghề gồm 14 thợ chính, 10 thợ phụ đồng thời huy động 18 con voi nhà tham gia khai thác những loại gỗ tốt như: Cà chít , Căm xe…tạo dựng ngôi nhà này. Riêng phần mái lợp (2cm x 12cm x 25cm) đã có đến 7,5 m3 gỗ cà chít được sử dụng (loại gỗ này có tính rất độc đáo ; về mùa khô gỗ teo lại ngồi trong nhà có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời, về mùa mưa gỗ này nỡ ra làm kín mái nhà và không bị dột). Nét đặc biệt của ngôi nhà này là được làm hoàn toàn bằng chất liệu gỗ, với thời gian thi công kéo dài 1 năm 4 tháng 12 ngày đến ngày 19/02/1885 ngôi nhà chính thức được đưa vào sử dụng. Tổng giá trị ước tính vào thời gian đó là 12 con voi có ngà dài (voi đực), lễ khách thành (tân gia) đã giết 22 con trâu mời các thực khách. Ngôi nhà trước đây an tọa cách nơi mới 1km về phía Nam, nhưng vào năm 1929 bị một trận đại hỏa hoạn nên nhà được di dời về vị trí hiện nay, ngôi nhà này được ông Tha Vi Vông Khăm Sao thiết kế 3 nóc và 3 gian nhưng vào năm 1954 bị một cây me đánh sập mất một gian và một nóc nên ngôi nhà hiện còn 2 nóc và 2 gian. Ngôi nhà cổ trước đây Vua săn voi KhunJuNop đã sinh sống khi vua săn voi chết ngôi nhà này được nhường lại cho ông R’Leo Knul, Khi ông R’Leo Knul chết ngôi nhà được thừa kế là ông A Ma Kông. Hiện nay bà Me Lĩnh con gái ông A Ma Kông sở hữu ngôi nhà này. A Ma Kông năm 99 tuổi - Ảnh: Nguyễn Đức Trên vách tường ngôi nhà này có treo ảnh Ama Kông trong những chuyến săn bắt voi. Ở giữa nhà treo một mâm đồng lớn, chạm trổ rất tinh xảo, đính kèm mảnh giấy: "Kỷ vật còn lại duy nhất của ông tổ săn voi, người đã khai sinh ra nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Mâm được dùng để cúng thần Nghanh Nghăm (theo truyền thuyết người Mnông thần này Bố là người Khơ me, Mẹ là Người Lào sinh ra thì được người Mnông nuôi dưỡng vì thế người này săn bắt rất giỏi), cúng voi nhà trước khi xuất quân đi bắt voi rừng và cúng những chú voi con mới bắt được về (thủ tục nhập Buôn). Mâm được đưa từ Lào qua Việt Nam năm 1959. Ngoài ra còn có các dụng cụ săn bắt voi rừng làm từ da trâu, các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày như: Đàn Goong của người Mnông, bẫy thú, nồi đồng, sừng trâu lấy nước, giỏ đựng thức ăn khi đi săn… Nguyễn Đức
Mộ Khunjunob (hình vuông) và mộ R'Leo (hình chóp) - Ảnh: H.Đ.N Khu lăng mộ “Vua săn voi” Nói đến Bản Đôn (Đắk Lắk), người ta thường nghĩ đến những cuộc đua voi hoành tráng, những du khách ngồi nhấp nhô trên bành voi ngoạn cảnh, rồi bài hát Chú voi con ở Bản Đôn (của nhạc sĩ Phạm Tuyên) và cả những cuộc săn bắt voi rừng trong quá khứ. Thế thôi, chỉ voi và voi! Chưa hết, ở Bản Đôn còn có những chuyện kỳ thú khác liên quan đến... voi. Huyền thoại "Vua săn voi"... Khu lăng mộ nằm trong một khu rừng thưa ven con đường đất đỏ thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Không phải ai muốn "nằm" ở đây cũng được mà phải có "tiêu chuẩn" đàng hoàng. Đó là khi còn sống, nhân vật này phải đạt tới đẳng cấp "Gru" (kiện tướng săn voi, phải săn được cỡ vài chục con voi rừng trở lên). Bởi thế nên khu lăng mộ này chỉ chôn cất khoảng vài chục "Gru" mà nổi bật (và nằm ở trung tâm) chính là mộ của "Vua săn voi" - Khunjunob. Khunjunob tên thật là N’Thu Knul, sinh năm 1828 và mất năm 1938 (thọ 110 tuổi). Ông chính là người khai phá và sáng lập Buôn Đôn (Buôn Đôn hiện có đến 18 dân tộc sống cộng cư, trong đó có 3 dân tộc chính là Lào, Êđê và M'nông. Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn). N’Thu Knul đã săn bắt được hơn 400 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng. Ông tặng con voi trắng này cho vua Xiêm (Thái Lan ngày nay) và được vua này phong là "Khunjunob" (vua săn voi). Từ đó dân Buôn Đôn gọi ông là "vua". Tuy "vua" thọ đến 110 tuổi nhưng khi "băng hà" lại chẳng có ai nối dõi. Một người cháu gọi ông bằng cậu tên là R'Leo Knul (cũng là một "Gru") đã xây cho ông một ngôi mộ hình vuông rất bề thế. R'Leo Knul cũng từng săn được một con bạch tượng và đem tặng vua Bảo Đại. Mộ của R'Leo Knul hình tháp chóp (kiểu Lào - Thái) nằm bên cạnh mộ Khunjunob. Một điều lạ, hai ngôi mộ này dáng vẻ bề thế, uy nghi nhưng lại để "mộc", không có những họa tiết trang trí rườm rà, sặc sỡ như những ngôi mộ chung quanh (đắp xi măng hình rồng trên nóc mộ, đắp tượng voi ở thân mộ, tạc tượng gỗ hình chim công phía trước mộ. Phía sau mộ là bia, nhiều mộ có cả ảnh, ghi tên tuổi chủ nhân ngôi mộ cộng với thành tích săn bắt được bao nhiêu voi rừng).
Ấn tượng cầu treo Buôn Đôn Thiên nhiên ưu đãi cho Buôn Đôn, cho Đăk Lăk một dòng sông Sêrêpôk chảy qua. Sông này là hợp lưu của hai dòng sông mang trong mình chuyện tình huyền sử: Krông Ana, Krông Nô (sông vợ, sông chồng) len lỏi rừng xanh tìm nhau bằng được. Chuyện lên thác xuống ghềnh thì sông nào chẳng có. Nhưng cái lạ của Sêrêpôk ở Buôn Đôn là những bãi sa bồi cứ nối nhau để những cây si vươn cành từ bờ nọ, bờ kia vấn vít, thành tán rừng trên mặt sông. Và rễ nữa chứ. Hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu rễ mới là kỳ công của tạo hóa cứ quấn quýt, đan xen vào nhau mà nâng cây, nâng trời. Có rễ to mà người ôm không hết, như cột cái chống xuống lòng sông, có rễ vừa bằng bắp đùi như xà ngang dựng nhà sàn trên đó, có rễ nhỏ còn đung đưa cho bọn trẻ đánh đu, leo trèo hoặc như ngồi võng mà chụp ảnh. Không có cây như thế, rễ như thế thì làm sao làm được nhà sàn trên cây giữa dòng Sêrêpôk cho du khách nghỉ chân giữa nắng trưa và sàn gỗ kia đủ cho đêm dân vũ mở rộng vòng xoang giữa trời và nước. Cầu treo cứ lắc lư, cứ đong đưa, trai gái cứ dập dìu cho tiếng cười tỏa lan trên sóng nước. Cầu treo cứ dích dắc, cứ uốn lượn theo thế dăng hàng của cây, của rễ mà sang bãi bồi. Nếu không nhìn xuống dưới tưởng đi trong hang xanh trùng trùng cây lá, ngỡ mình là Từ Thức lạc non bồng, cong cong dáng gái Êđê, M’nông, Lào… núm chiêng giấu ngực. Trong âm thanh của đá nhảy, cây reo, sóng trào, gió hát. Óng ả những ống lồ ô xếp liền nhau để bước chân nhún nhẩy trên cầu gọi âm thanh rộn rã như đàn tơ rưng nối dài cung bậc. Quanh co rồi cũng sang được bãi bồi. La đà hàng bằng lăng non tơ, những chùm hoa tím hồng phơ phất, lả lơi như môi trinh nữ khêu gọi cứ xòa ngang mặt như muốn hôn vào má khách. Tác động của du lịch mới theo kiểu khai thác những gì có sẵn. Nhớ lại lần tới Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc được thăm “Vân Nam dân tộc thôn” mà thèm. Mỗi dân tộc có một khu riêng biệt, giới thiệu kiến trúc, phong tục, lễ hội của mình mà vé vào cửa phải mất tới vài cân cà phê nhân, vài chục cân gạo mới được vào. Đăk Lăk có nhiều dân tộc nhưng hai chữ “tiềm năng” lặp đi, lặp lại mãi rồi. Cần có khối óc, bàn tay và tiền của đổ vào ngành “công nghiệp không khói” của Buôn Đôn, của Đăk Lăk trở thành mũi nhọn kinh tế. Đẹp lắm, Buôn Đôn. (Baobinhdinh)